24/10/2013 - 12:00

Thử tìm một danh hiệu riêng cho Huế

Với tất cả những nỗ lực phát triển môi trường sinh thái trên, Huế vẫn còn thiếu một đặc điểm thật độc đáo để tạo nên một thương hiệu cho riêng mình.


Bình minh trên sông Hương

Tiêu chí “đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”, dù rất hay, rất đầy đủ nhưng lại dễ bị quên vì quá dài, không đặc sắc và không gây được ấn tượng mạnh. Huế cần một cái tên như Đà Lạt thành phố ngàn hoa, Sapa sương mù hay Hội An phố cổ để dễ nhớ, dễ phân biệt và từ đó dễ lan truyền.

Sông Hương, món quà vô giá của thiên nhiên tặng cho thành Huế, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, chảy qua bao ghềnh thác, xuôi về đồng bằng, xuyên qua thành phố và đổ ra biển cả. Đến Huế, chắc hẳn không ai là không ấn tượng với con sông xanh biếc, tuyệt đẹp này, nhất là khi đang ngồi nhâm nhi ly cà phê hoặc thong thả đi dạo bên bờ sông lộng gió, hay khi đang thảnh thơi nghe điệu Nam ai, Nam bằng trên những chiếc thuyền rồng xinh đẹp. Những lúc đó, hẳn nguồn gốc của tên gọi sông Hương sẽ được nhiều người đặt ra. Một điều khá bất ngờ là cái tên này, tuy chỉ mới xuất hiện cách đây chừng một vài trăm năm, nhưng lại không gốc tích rõ ràng và do đó lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong số đó, phương án được ưa chuộng nhất nói rằng cái tên Hương là do xưa kia, cây thạch xương bồ mọc nhiều trên thượng nguồn ướp hương vào dòng chảy nên nước của nó rất thơm. Tuy vậy, lời giải thích này vẫn chỉ dừng lại ở mức truyền thuyết và chẳng mấy ai biết được cây thạch xương bồ có thật hay không, mùi hương của nó thơm như thế nào.

Trong nỗ lực để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với chủ trương và cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 8 năm 2013, toàn tỉnh đang quyết tâm đầu tư phát triển đô thị theo hướng “đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”. Đây là một hướng rất thích hợp với những tiềm năng của Huế, vốn có rất nhiều cây xanh, di sản kiến trúc, văn hóa và nhiều trung tâm đào tạo lớn nằm trong một tổng thể thiên nhiên và xã hội tươi đẹp. Với những tiềm năng đó, công tác quy hoạch, chỉnh trang, phát triển đô thị thật ra đã đi theo hướng này từ khá lâu. Các khu đô thị mới luôn có thiết kế với cảnh quan rộng rãi, nhiều cây xanh. Các công trình kiến trúc trọng điểm cũng luôn hài hòa với cảnh quan và môi trường. Các công viên được phát triển, mở rộng, nhất là ở dọc hai bên bờ sông Hương. Nhiều giống cây mới, cho hoa đẹp như bằng lăng, hoàng yến,… được trồng một cách đồng bộ ở các con đường mới, tạo cảnh quan rất đẹp vào mùa hoa nở.

Dù đã có danh hiệu Huế – thành phố Festival nhưng với các tiêu chí phát triển đô thị nói trên thì cái tên này chưa phản ánh đầy đủ về mặt sinh thái và cảnh quan, môi trường. Huế cũng không thể cạnh tranh về sự đa dạng hoa cỏ với Đà Lạt, màu xanh sinh thái với Tam Đảo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với Sapa để lấy tiêu chí hoa, tiêu chí xanh hay tiêu chí cảnh quan,… làm thương hiệu được.

Vì những lý do đó, Huế có thể lấy một điểm đặc trưng mà chưa nơi nào có cả, đó là hương thơm của cây cối. Đặc trưng này, một mặt thể hiện không gian sinh thái trong lành, mặt khác còn thể hiện sự tiếp nối của truyền thuyết về nguồn gốc của tên gọi sông Hương. Rõ ràng, không thể có mùi hương hoa cỏ phủ khắp đô thị nếu không có môi trường sinh thái tốt trong một không gian thân thiện với môi trường. Ý tưởng tiếp nối với truyền thuyết về mùi thơm của sông Hương càng làm tăng thêm giá trị lan tỏa của tính chất này vì với tâm thức của con người, đặc biệt trong thời hiện đại, những giá trị truyền thống có ý nghĩa rất cao. Không ít nơi khai thác các hình ảnh truyền thuyết và đã mang lại nhiều thành công như lầu Hoàng Hạc với tích tiên cưỡi hạc, đồi Cảnh Dương với tích Võ Tòng đả hổ, lâu đài Dracula với truyền thuyết ma cà rồng, xứ Tây Ban Nha với hình ảnh chàng Đông Ki-sốt. Ở những nơi đó, truyền thuyết và hiện thực đan quyện với nhau, đập vào trí tưởng tượng của mọi người để trở thành những ấn tượng mạnh và nhớ mãi. Phát triển mùi hương ở Huế với sự tích sông Hương cũng nằm trong xu thế đó, lại có thể cô đọng được toàn bộ ý tưởng về cảnh quan và môi trường trong một cái tên ngắn gọn, chẳng hạn như là “Huế – thành phố ngàn hương”.

Việc phát triển mùi hương khắp đô thị không quá khó và quá tốn kém, nếu có chủ trương, chỉ đạo và biện pháp thích hợp từ phía lãnh đạo chính quyền. Đầu tiên là cây thạch xương bồ hiện vẫn còn có thể tìm thấy dọc hai bờ sông Hương, đoạn thượng nguồn từ ngã ba Bằng Lãng trở lên. Giống cây này nay còn được giới chơi cây thủy sinh gầy giống để chơi trong thành phố nữa. Như thế, việc tìm và nhân giống loại cây gắn với cái tên truyền thuyết của sông Hương không phải là không làm được. Tiếp theo đó, trong đô thị có thể phát triển các giống cây có hương thơm. Với các loài cây bé, tầm thấp thì có hoa lài, hoa sói, hoa mộc. Loại cây bụi lớn hơn thì có hoa ngâu, hoa nguyệt quế. Trên các giàn hoa có loại dây leo như hoa lý và sử quân tử. Trong các ao hồ, sông đào, thì có hoa sen. Cây lớn, thân mộc thì có hoàng lan, ngọc lan,… Tất cả các giống cây này đều rất dễ trồng và có hoa thơm dễ chịu. Tất nhiên đó chỉ là những ý tưởng ban đầu và cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, tránh hậu quả đáng tiếc từ việc làm cảm tính như đã xảy ra với một số nơi trồng quá nhiều hoa sữa, đến mùa hoa nở mùi quá nồng lại phải phá đi. Phong trào trồng cây có hương thơm cũng có thể được phát động sâu rộng trong công sở và nhà riêng vì người Huế vốn rất yêu thiên nhiên và trồng nhiều hoa cỏ trong vườn.

Hãy tưởng tượng một khi ý tưởng phát triển mùi hương cho đô thị Huế trở thành hiện thực. Khi đó lời giải thích cho cái tên sông Hương không chỉ có phần về truyền thuyết mà còn được tiếp tục “bây giờ thì không chỉ sông Hương mà toàn thành phố ở đâu cũng thơm, thật xứng đáng với danh hiệu Huế – thành phố ngàn hương”. Cái danh hiệu ngàn hương ấy, đi từ truyền thuyết vào đến hiện tại, sẽ là niềm tự hào mới của cư dân thành phố, sẽ không thể phai mờ trong tâm trí du khách, sẽ lan tỏa và bay xa, góp phần thúc đẩy cho một vùng đất đã chọn du lịch và văn hóa làm trọng tâm phát triển kinh tế của mình.

Theo Báo Thừa Thiên Huế
Các bài đã đăng:
“Thế hệ trẻ Việt Nam chung tay vì du lịch bền vững”(26/03/2018)
Bãi biển duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 25 bãi biển đẹp nhất châu Á 2018(09/03/2018)
Dự án EU-ESRT tổ chức tọa đàm truyền thông về du lịch có trách nhiệm(18/05/2016)
Trao giải khách sạn xanh ASEAN(19/04/2016)
Hội An mở tuyến xe buýt xanh(16/03/2016)
Quảng Ninh: Du lịch cộng đồng - Xu hướng phát triển du lịch bền vững(30/09/2015)
Bến Tre phát triển du lịch bền vững(23/09/2015)
Họp báo quốc tế về chính sách và sản phẩm du lịch Việt Nam(18/09/2015)
Du lịch phải gắn với trách nhiệm(09/09/2015)
Phú Quốc (Kiên Giang) phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường biển(07/09/2015)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Lễ vinh danh các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu của du lịch Việt Nam năm 2024
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024
Thủ tướng yêu cầu áp dụng ngay giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2024
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Tạo cơ hội gắn kết phát triển du lịch, thương mại quốc tế ở Đà Lạt
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Xúc tiến thương mại và du lịch quốc tế tại Bình Thuận
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.