14/06/2017 - 12:00

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn Quốc hội: Thẳng thắn và đầy trách nhiệm

Chiều 13/6 và sáng 14/6, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội xung quanh các nhóm vấn đề: quản lý, cấp phép các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khai thác, sử dụng các công trình văn hóa, thể thao và việc tổ chức lễ hội; giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa xã hội, văn hóa ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn phát triển văn hóa, xã hội. Công tác quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch ngành Du lịch.



Thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế và bất cập

Trước khi các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã báo cáo: Toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu đạt được một số kết quả trên các lĩnh vực như công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; có chuyển biến trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội; các hoạt động văn học, nghệ thuật, triển lãm, tuyên truyền cổ động đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân, đóng góp vào thành công các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Thể thao Việt Nam giành được nhiều thành tích cao tại các giải khu vực châu lục và thế giới, có huy chương vàng Olympic. Du lịch đạt kết quả tăng cao, trong năm 2016 tăng 27%, 5 tháng đầu năm 2017 đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận: Công tác quản lý nhà nước của ngành vẫn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng kỳ vọng và mong đợi của nhân dân và cử tri cả nước. Từ đầu nhiệm kỳ đến trước kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng Bộ VHTTDL nhận được 83 nội dung kiến nghị của cử tri.

Tại kỳ họp này, Bộ trưởng đã nhận được chất vấn của 9 vị đại biểu Quốc hội và đã có văn bản trả lời gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo về 6 nhóm vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước của ngành theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Những sự việc xảy ra gần đây liên quan đến công tác quản lý nhà nước tại Cục Nghệ thuật biểu diễn và Tổng cục Du lịch, cho dù với bất cứ nguyên nhân và lý do gì cũng thực sự đáng tiếc. Đây là bài học sâu sắc đối với công tác quản lý nhà nước của ngành, là Bộ trưởng tôi xin nhận trách nhiệm của người đứng đầu đối với những sự việc vừa qua - Bộ trưởng thẳng thắn nói: Chúng tôi đã và đang tập trung quyết liệt để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đổi mới tư duy và phương pháp quản lý, kiện toàn công tác cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ và phương pháp điều hành của công chức thực thi công vụ để công tác quản lý nhà nước của ngành ngày càng hiệu quả hơn”.

Văn hóa: Tăng cường xã hội hóa

Tại phiên chất vấn, đối với vấn đề về di tích mà các đại biểu đặt câu hỏi, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Từ giai đoạn 2011 - 2015 chúng ta có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong đó có chương trình trùng tu và bảo tồn di tích. Chương trình này là một nguồn lực không nhiều nhưng nó cũng giúp ích cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể như Hội An, Huế và rất nhiều nơi khác. Tuy nhiên, từ năm 2016 - 2017, không còn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa mà chỉ còn chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Chương trình này sẽ không có nguồn vốn tập trung để đầu tư đồng bộ mà chương trình này được giao về cho các địa phương. Vấn đề hiện nay là phải xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ xã hội, đặc biệt là những doanh nghiệp trong trùng tu, tôn tạo di tích và phải gắn việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác.

Về nghệ thuật truyền thống, Bộ trưởng cho biết: Các loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Vừa qua, Bộ VHTTDL cũng đã có chủ trương giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống này trên cả nước để đưa khán giả đến với nghệ thuật truyền thống. Bộ đã tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống ở Nhà hát Lớn Hà Nội, và rất mừng, khán giả đến xem rất đông. Tuy nhiên, đấy là những kết quả bước đầu. “Chúng tôi đang cố gắng làm từng bước, và phải làm nhiều hơn đối với loại hình nghệ thuật truyền thống. Riêng các nhà hát của địa phương thì do ngân sách của địa phương phân bổ kinh phí. Rất mong các địa phương hết sức quan tâm đến loại hình nghệ thuật truyền thống” - Bộ trưởng nói.

Liên quan đến vấn đề lễ hội, Bộ trưởng phân tích: Lễ hội là một nét đẹp văn hóa và nước ta có gần 8000 lễ hội, trong này chủ yếu là lễ hội dân gian. Nhìn chung các lễ hội đều diễn ra an toàn, trật tự và văn hóa. Tuy nhiên, có một số lễ hội còn có những biểu hiện phản cảm, nhưng năm vừa qua, các loại hình, các tổ chức lễ hội có tốt hơn, các lễ hội phản cảm giảm bớt như ở Bắc Ninh, Phú Thọ và nhiều nơi khác. Giải pháp quản lý đó là: cần phải tiếp tục đẩy mạnh, làm tốt công tác nhà nước về lễ hội và liên quan đến lễ hội, xây dựng nghị định quản lý về lễ hội trình Chính phủ. Đối với các địa phương thì nâng cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý lễ hội rồi các ban quản lý lễ hội cũng phải làm tốt hơn trách nhiệm của mình, những người dân tham gia lễ hội cũng có ý thức hơn và đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nguồn gốc, giá trị của lễ hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Về vấn đề xây dựng đạo đức, lối sống, Bộ trưởng cho rằng, đây là vấn đề rất lớn của đất nước, của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết Trung ương 4 đã nói nhiều về vấn đề này. Hội nghị Trung ương 9 khóa XI ban hành Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong đó đề cập rất đậm đến xây dựng đạo đức, lối sống, nếp sống của con người Việt Nam. Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các đề án để tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đã trả lời một số vấn đề về: bản quyền tác giả âm nhạc, thư viện...

Thể thao: Đề nghị cả xã hội cùng quan tâm đến vấn đề đuối nước

Về vấn đề trẻ em bị đuối nước, Bộ trưởng nói: Có thể nói đây là nhức nhối của xã hội và rất đau lòng. Đây là một nỗi đau của ngành VHTTDL. Năm vừa rồi chúng tôi đã chỉ đạo Tổng cục Thể dục, thể thao phải làm việc cụ thể để có giải pháp khắc phục tình trạng này. Chúng tôi đã có văn bản ký kết với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo để có các giải pháp đào tạo cho các học sinh của chúng ta biết bơi. Vấn đề này chúng tôi đã có kế hoạch rồi, nhưng rõ ràng để cho học sinh của chúng ta biết bơi không thể là chỉ ngành Thể thao hoặc Giáo dục làm được. Tôi đề nghị cả xã hội, đặc biệt là gia đình có con em, làm thế nào để tạo điều kiện cho con em đi học bơi và biết bơi, đó là cách tốt nhất để bảo vệ con em của chúng ta.

Du lịch: Trăn trở quy hoạch Sơn Trà

Liên quan đến quy hoạch khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng), Bộ trưởng khẳng định: Quy hoạch đã được lập và trình, phê duyệt theo đúng trình tự và thủ tục thẩm quyền, phù hợp với quy định của Luật Du lịch và quy định của pháp luật có liên quan, Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trước khi lập quy hoạch, Đà Nẵng đã cấp cho 25 dự án, trong đó có 18 dự án du lịch và 11 dự án đã được cấp phép với số lượng là 5.049 phòng. Khi làm quy hoạch, tư vấn cũng như chuyên gia, Bộ đã yêu cầu giảm từ 5.049 xuống còn 1.600 phòng. 1600 phòng này còn nhiều ý kiến, nhưng đã cắt đến mức như vậy, còn lại các nội dung khác giữ nguyên. Trước băn khoăn từ phía dư luận, Bộ trưởng cho biết: “Là Bộ trưởng, tôi luôn trăn trở. Ở Huế trước đây có một dự án tương tự là đồi Vọng Cảnh, chúng tôi thấy thấm thía bài học này. Lần này chúng tôi đã lắng nghe tất cả các ý kiến, họp với anh em trong lãnh đạo của Bộ, Tổng cục Du lịch... Chúng tôi đã tiếp thu, nghiên cứu, với tinh thần cầu thị, lắng nghe”. Quan điểm là sẽ phát triển bền vững, có trách nhiệm bảo vệ các giá trị nổi bật về đa dạng sinh học rừng, biển, sinh thái môi trường của Sơn Trà. Gắn với phát triển và bảo tồn nhưng ưu tiên cho bảo tồn, giảm tối đa số lượng phòng khách sạn trong quy hoạch. Hiện nay là 1.600 phòng, có thể giảm xuống tối đa, còn tối đa là bao nhiêu sẽ căn cứ vào tình hình sẽ làm việc cụ thể, nhưng tinh thần là giảm, ưu tiên cho bảo tồn, vì lợi ích của nhân dân Đà Nẵng cũng như nhân dân cả nước.

Liên quan đến xử lý hướng dẫn viên du lịch “chui”, Bộ trưởng cho biết các giải pháp: Thứ nhất, quản lý việc cấp thẻ hướng dẫn viên và công khai giám sát hướng dẫn viên được cấp thẻ trên trang web hướng dẫn viên. Thứ hai, ban hành các văn bản chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch trên toàn quốc, sẽ phạt nặng các công ty lữ hành sử dụng hướng dẫn viên không phép, hoặc hoạt động “chui”. Bên cạnh đó, tập trung đào tạo, cấp thẻ hướng dẫn viên, bổ sung cho những địa điểm có khách du lịch tăng cao…

Đối với câu hỏi về giải pháp để Bộ trưởng là “nhạc trưởng” trong liên kết phát triển vùng, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Hiện nay, Bộ VHTTDL đang triển khai thực hiện các nội dung như xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng, xây dựng đề án phát triển sản phẩm du lịch các vùng, hướng dẫn hỗ trợ thành lập cơ chế liên vùng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ trong hoạt động xúc tiến du lịch.

Nguồn: Báo Du lịch
Các bài đã đăng:
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024(12/04/2024)
Thủ tướng yêu cầu áp dụng ngay giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2024(31/03/2024)
Việt Nam thắng lớn tại Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Awards 2023(07/09/2023)
Bộ VHTTDL sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra bảo đảm chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch năm 2023(22/05/2023)
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023(13/04/2023)
Đón chờ các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn trong Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận 2023(17/03/2023)
Chủ tịch Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tham dự Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế(21/12/2022)
Top địa phương thu nhiều tiền nhất từ du lịch 8 tháng đầu năm(13/10/2022)
Khai mạc sự kiện Liên kết - Sức mạnh du lịch Việt Nam(09/08/2022)
Hội nghị Ngành Du lịch thế giới 2022: Nhiều sáng kiến phát triển du lịch sau đại dịch(27/06/2022)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Lễ vinh danh các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu của du lịch Việt Nam năm 2024
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024
Thủ tướng yêu cầu áp dụng ngay giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2024
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Tạo cơ hội gắn kết phát triển du lịch, thương mại quốc tế ở Đà Lạt
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Xúc tiến thương mại và du lịch quốc tế tại Bình Thuận
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.