11/11/2016 - 12:00

Chương trình Giao lưu trực tuyến "Thực thi Luật Du lịch- Quy hoạch và phát triển"

Hoàng Thị Lâm (50 tuổi), Hà Nội: Thưa ông Lê Tuấn Anh, là cơ quan giúp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý về du lịch, Luật Du lịch ra đời năm 2005 đã tạo hành lang pháp lý như thế nào cho việc phát triển ngành Du lịch nước nhà những năm qua?

Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Luật Du lịch năm 2005 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển du lịch Việt Nam trong hơn 10 năm qua, thể hiện rõ ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, Luật Du lịch đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) xác định “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.

Thứ hai, Luật Du lịch đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý và phát triển du lịch. Từ chỗ du lịch chỉ được coi là hoạt động phục vụ nghỉ dưỡng đơn thuần, đến nay đã được xác định là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và được định hướng phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Thứ ba, Luật Du lịch đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để quản lý các hoạt động như kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, khách sạn, các tiêu chuẩn dịch vụ, tập trung nguồn lực đầu tư của xã hội, góp phần hình thành hệ thống sản phẩm, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại, tầm cỡ quốc tế ở Hạ Long, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kiên Giang, Khánh Hòa...

Thứ tư, Luật Du lịch đã góp phần luật hóa các quy định của điều ước quốc tế trong lĩnh vực du lịch mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ngang tầm khu vực và thế giới, thúc đẩy giao lưu, hợp tác du lịch giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế.

Nguyễn Phương Huyên (34 tuổi), Hà Nam: Từ góc nhìn của doanh nghiệp lữ hành, theo ông, dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) lần này có những ưu điểm gì mới so với luật hiện hành? Để tạo môi trường kinh doanh du lịch minh bạch, Luật sửa đổi cần chú trọng những nội dung gì?

Giám đốc Lưu Đức Kế: Theo tôi, có một số điều mới, khoản mới so với Luật Du lịch 2005 phù hợp và tương thích với Hiến pháp 2013, một số luật, bộ luật mà QH đã ban hành trong suốt 10 năm qua, đặc biệt là những luật liên quan và ảnh hưởng đến Luật Du lịch và kinh doanh du lịch. Đồng thời, cũng tương thích phù hợp với cam kết mà Việt Nam đã tham gia ký kết với các tổ chức quốc tế trong xu thế hội nhập. Cụ thể hóa, thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đồng thời cụ thể hóa hơn những quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của các bộ, ngành hữu quan và của các địa phương, đặc biệt là các địa phương là trung tâm du lịch. Ngoài ra, có một điểm mới nữa rất quan trọng là quyền và trách nhiệm của khách du lịch trong nước và khách quốc tế cũng như quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đặng Ngọc Tú (42 tuổi), Bắc Ninh: Xin được hỏi ông Lê Tuấn Anh, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì du lịch Việt Nam chưa vươn lên xứng tầm vị thế, vai trò, tiềm năng. Vậy đâu là hạn chế, bất cập trong phát triển du lịch nước nhà?

Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Vừa qua, trong quá trình tổng kết thực hiện Luật Du lịch 2005 và đề xuất các chính sách phát triển du lịch, chúng tôi đã tổng kết, đánh giá những hạn chế, yếu kém cơ bản của du lịch Việt Nam, bao gồm: Một là, hệ thống thể chế chính sách phát triển du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có các chính sách ưu đãi đột phá, nhất là về tài chính, đất đai, đầu tư, xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hai là, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch. Chất lượng đường bộ còn thấp, đường sắt lạc hậu, đường thủy còn hạn chế, thiếu cảng tàu du lịch; một số cảng hàng không đã quá tải; kết nối giao thông đến các khu, điểm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các điểm dừng nghỉ có chất lượng.

Ba là, sản phẩm du lịch chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu điểm đến và sản phẩm du lịch nổi trội, khác biệt, chất lượng cao để cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Bốn là, môi trường du lịch cả về tự nhiên và xã hội còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng đeo bám, ép khách, cướp giật; không bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn giao thông, gây phiền hà cho du khách, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Năm là, truyền thông và xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; nguồn lực còn thiếu và chưa huy động được sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội; chưa xây dựng và định vị được thương hiệu du lịch quốc gia; hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thiếu chuyên nghiệp, thiếu tập trung thống nhất, hiệu quả còn thấp; chưa phát huy được vai trò của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.

Sáu là, doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý hạn chế nên sức cạnh tranh còn thấp; vai trò và hoạt động của các hiệp hội du lịch chưa được phát huy, liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Chưa thực sự phát huy được vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch.

Bảy là, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế; hệ thống tổ chức, quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập; việc triển khai các chính sách, pháp luật về du lịch chưa đồng bộ, thiếu triệt để; thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, hỗ trợ cộng đồng tham gia phát triển du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm.

Tám là, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là cán bộ quản lý nhà nước về du lịch có chuyên môn sâu, nhân lực quản trị doanh nghiệp, chuyên gia hoạch định chính sách, nghiên cứu chiến lược, hướng dẫn viên du lịch. Đội ngũ lao động nghề còn yếu về kỹ năng, ngoại ngữ và thái độ ứng xử. Cơ cấu nhân lực theo nghề, theo vùng miền mất cân đối. Tính chuyên nghiệp, trình độ nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nguyễn Văn Cương (54 tuổi), Hà Tĩnh: Xin được hỏi ông Nguyễn Văn Tuyết, tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng năm 2016 xác định rõ: “Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao”. Vậy, theo ông, để thể chế hóa quan điểm này, chúng ta phải làm gì?


Ông Nguyễn Văn Tuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đang giao lưu cùng bạn đọc

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Theo tôi, để thể chế hóa quan điểm này, chúng ta cần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, tạo động lực, môi trường thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển:

1- Phải ban hành cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển du lịch như các chính sách về đầu tư, về tài chính, về thủ tục xuất nhập cảnh, huy động nguồn lực, hỗ trợ phát triển du lịch;

2- Cụ thể hóa chính sách phát triển du lịch; đồng thời đưa ra được những chính sách đặc thù, mang tính đột phá để bảo đảm cho du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

3- Huy động được sự tham gia tích cực của các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ cho du lịch - một ngành kinh tế tổng hợp. Lồng ghép phát triển du lịch trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch.

4- Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch. Cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch phát triển.

5- Quy định rõ trách nhiệm, đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng thẩm quyền, tính tự chủ của địa phương trong lý Nhà nước về du lịch. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế phối hợp giữa các ngành trong quản lý và phát triển hoạt động du lịch.

6- Phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành du lịch.

7- Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch một cách có hiệu quả, chuyên nghiệp; thành lập và có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch Quỹ xúc tiến du lịch.

8. Trong xu hướng xã hội hóa hiện nay, vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp cần được tăng cường. Vì vậy, cần bổ sung quy định về chức năng của Hiệp hội du lịch được tham gia cùng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định xếp hạng các cơ sở lưu trú, thẩm định chuyên môn của nguồn nhân lực du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức triển khai, giám sát thi hành các quy định của pháp luật về du lịch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về du lịch.

Lê Thị Thu Trang (29 tuổi), Đồng Nai: Với chức năng là “cầu nối” giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ quan chức năng, trong thời qua, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã hỗ trợ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như thế nào, thưa bà?

Phó chủ tịch Đỗ Thị Hồng Xoan: Ngành Du lịch Việt Nam đến nay đã có 56 năm ra đời, trưởng thành và phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo nên du lịch Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể, đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam được ra đời từ năm 2003, trong 13 năm qua, Hiệp hội đã làm nhiệm vụ là cầu nối rất hữu hiệu giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp; tham gia vào việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt là việc tham gia đóng góp ý kiến với Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hiệp hội cũng đã phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng của ngành về quản lý du lịch. Đặc biệt đã tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp du lịch như: xây dựng chương trình miễn visa cho các thị trường khách du lịch trọng điểm; tháo gỡ khó khăn về giá thuê đất cho các doanh nghiệp; tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế (VITM) để quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam.

Hiện nay, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đang tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn về giá điện cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, về phí phục vụ khách theo thông lệ quốc tế; hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch cho các địa phương như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh hợp tác quan hệ quốc tế với các nước ASEAN, Tây Âu, Nhật, Hàn, Pháp…; tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong quá trình hình thành và phát triển…

Bùi Văn Bách (29 tuổi), Vĩnh Phúc: Được biết, dự thảo Luật Du lịch được trình QH tại kỳ họp này có nhiều điểm mới. Vậy đâu là điểm quan trọng nhất trong Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) lần này?


Ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế- Tổng cục Du lịch đang giao lưu cùng độc giả

Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Một cách khái quát, Luật Du lịch sửa đổi nổi bật lên tinh thần cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp, tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Nhà nước phát huy vai trò hậu kiểm, kiến tạo và hỗ trợ doanh nghiệp. Một số điểm cụ thể thể hiện tinh thần này bao gồm:

- Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) đề xuất bỏ quy định về kinh nghiệm của người điều hành và có hợp đồng với 3 hướng dẫn viên trong điều kiện cấp giấy phép kinh doanh lữ hành. Theo cơ chế thị trường, để có thể duy trì chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải lựa chọn những nhân sự phù hợp cho hoạt động kinh doanh lữ hành. Có nhiều người trẻ tuổi được đào tạo bài bản, có thể chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Có người làm trong lĩnh vực khác, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành nhưng vẫn có đủ khả năng để xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành. Vì vậy, quy định về kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành là không cần thiết. Ngoài ra, khái niệm về người điều hành cũng không rõ ràng, người điều hành có thể được hiểu là chủ doanh nghiệp hay người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, người sắp xếp, bố trí một số dịch vụ du lịch. Vì vậy, quy định này không phù hợp với thực tiễn. Tùy theo quy mô, doanh nghiệp lữ hành có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều hướng dẫn viên. Đặc biệt kinh doanh lữ hành bị ảnh hưởng rất lớn bởi tính mùa vụ. Trong thời kỳ cao điểm, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều hướng dẫn viên, tuy nhiên mùa thấp điểm có thể không có nhu cầu sử dụng hướng dẫn viên. Nếu quy định bắt buộc phải thường xuyên có 3 hướng dẫn viên dẫn đến doanh nghiệp bị tăng chi phí không cần thiết, từ đó xảy ra tình trạng đối phó chỉ ký hợp đồng với hướng dẫn viên trên danh nghĩa.

- Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) quy định về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên như nhau, không phân biệt hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Luật Du lịch 2005 quy định hướng dẫn viên nội địa chỉ cần có trình độ trung cấp hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ, hướng dẫn viên quốc tế phải tốt nghiệp đại học và có trình độ ngoại ngữ tương ứng. Quy định này bộc lộ sự phân biệt, xem thường khách nội địa. Trong nhiều trường hợp, khách du lịch Việt Nam có hiểu biết sâu rộng hơn về văn hóa, lịch sử của đất nước, đòi hỏi hướng dẫn viên nội địa cũng phải có kiến thức chuyên sâu bằng hoặc hơn hướng dẫn viên quốc tế. Khách du lịch Việt Nam ngày càng có yêu cầu cao về trình độ, tính chuyên nghiệp của hướng dẫn viên. Theo dự thảo Luật, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế và nội địa là như nhau (trừ điều kiện về ngoại ngữ); bảo đảm hướng dẫn viên nội địa và quốc tế có trình độ tương đương, chỉ phân biệt ngôn ngữ sử dụng nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách du lịch Việt Nam, nâng cao niềm tự tôn dân tộc.

- Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) chuyển điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch từ tốt nghiệp đại học thành tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Năm 2015, Việt Nam đón 7,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 57 triệu lượt khách nội địa và 6 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài. Ước tính, để phục vụ lượng khách du lịch trên, cần tối thiểu khoảng 25.000 hướng dẫn viên quốc tế và 50.000 hướng dẫn viên nội địa. Tuy nhiên, đến nay, cả nước mới có 7.765 hướng dẫn viên nội địa và 10.540 hướng dẫn viên quốc tế, chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% nhu cầu thực tiễn. Trong đó, hướng dẫn viên sử dụng tiếng Anh chiếm 54%, hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ khác chiếm tỷ trọng nhỏ, đặc biệt là hướng dẫn viên sử dụng một số ngoại ngữ ít thông dụng, dẫn đến tình trạng mất cân đối, thiếu hụt hướng dẫn viên ở một số ngôn ngữ. Trên thực tế, tình trạng hướng dẫn viên “chui” xuất hiện ngày càng nhiều tại các điểm du lịch, thậm chí có trường hợp hướng dẫn viên “chui” là người nước ngoài. Đây là một trong những hệ lụy từ việc đào tạo không theo kịp nhu cầu và điều kiện cấp thẻ chưa phù hợp với thực tiễn.

Dự kiến, năm 2016, Việt Nam sẽ đón 9,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách du lịch nội địa; mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón 16-17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 75 triệu lượt khách du lịch nội địa. Nếu không điều chỉnh các điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, việc thiếu hụt hướng dẫn viên sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến hệ quả tình trạng hướng dẫn viên “chui” ngày càng phổ biến, chất lượng dịch vụ hướng dẫn kém vì thiếu tính cạnh tranh. Theo quy luật của thị trường, khi có đủ số lượng hướng dẫn viên, tính cạnh tranh được nâng lên, hướng dẫn viên sẽ phải tự đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hướng dẫn viên có chuyên môn, kinh nghiệm và ngoại ngữ giỏi sẽ được khách ưu tiên lựa chọn. Vì vậy, quy định này sẽ không ảnh hưởng đến những hướng dẫn viên có trình độ đại học, đang có thẻ hướng dẫn viên.

- Hướng dẫn du lịch là một nghề. Người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch đã được đào tạo cơ bản trong ít nhất 2 năm, có đủ kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề, có khả năng thực hiện tốt vai trò hướng dẫn du lịch. Hệ thống trường chuyên nghiệp đào tạo nghề hướng dẫn của Việt Nam đã đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường (từ trung cấp hướng dẫn trở lên). Quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên có trình độ Trung cấp (thời gian đào tạo ngắn hơn, yêu cầu về đầu vào thấp hơn so với đại học) tạo cơ hội cho nhiều người trở thành hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt những người có kinh nghiệm và sử dụng thành thạo ngoại ngữ nhưng không có bằng đại học; giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch sử dụng một số ngoại ngữ không thông dụng. Với quy định như trên, thị trường sẽ phát huy vai trò điều tiết dựa trên quan hệ cung-cầu hướng dẫn viên theo mùa cao điểm, thấp điểm; các hướng dẫn viên sẽ có động lực và "áp lực" phải liên tục nâng cao trình độ, nếu không sẽ tự bị đào thải. Vai trò của quản lý của cơ quan nhà nước là phải bảo đảm chất lượng đầu vào, kiểm tra việc thực hiện các quy định, bảo đảm có sự cạnh tranh lành mạnh thông qua môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

- Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) quy định đăng ký thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc: Việc đăng ký, thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch cần được xem là nhu cầu, quyền lợi của cơ sở lưu trú du lịch. Việc công nhận hạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được coi như một chứng nhận về chất lượng; cơ sở lưu trú du lịch có thể dùng chứng nhận này để phát triển thương hiệu, quảng cáo sản phẩm dịch vụ. Sau khi đăng ký và được xếp hạng, cơ sở sẽ được giới thiệu, quảng bá rộng rãi trong các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia và địa phương. Số lượng khách du lịch đến với cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng sẽ cao hơn so với cơ sở lưu trú không được xếp hạng. Quy định này bảo đảm quyền lợi của khách du lịch: Trước khi đi du lịch hoặc trước khi đặt phòng, khách du lịch thường tìm hiểu thông tin về cơ sở lưu trú du lịch thông qua các trang mạng, lời giới thiệu. Việc cơ sở lưu trú du lịch được cơ quan có thẩm quyền xếp hạng là một yếu tố bảo đảm chất lượng dịch vụ tương xứng với thông tin quảng cáo và số tiền phải trả. Khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú được cơ quan nhà nước xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng. Số lượng sử dụng cơ sở lưu trú được xếp hạng sẽ tăng lên từ đó doanh nghiệp sẽ có nhu cầu đăng ký thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Đồng thời, quy định này thể chế hóa vai trò “bà đỡ” của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi, tôn trọng, bảo vệ lợi ích, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; vận hành theo quy luật thị trường, giảm tác động của biện pháp hành chính.

Hơn nữa, quy định này gắn liền với công tác hậu kiểm, bảo đảm công bằng, cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm hành vi tự công bố hạng sao, lợi dụng quy định mở, thông thoáng để trục lợi. Đề xuất quy định như trên vừa bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp, có thể đăng ký thẩm định hoặc không; vừa có thể hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập có nhu cầu khẳng định chất lượng, thương hiệu; vừa có thể hỗ trợ khách du lịch lựa chọn cơ sở dịch vụ chất lượng. Quy định như trên yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước tăng cường tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và công khai, minh bạch.

Trần Nguyễn Thùy Anh (35 tuổi), TP Hồ Chí Minh: Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, du lịch của nước ta chưa phát huy hết thế mạnh. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông Tuyết?

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Đúng là Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch nhờ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; nguồn lực lao động trẻ dồi dào; tình hình chính trị - xã hội ổn định và chính sách ngoại giao rộng mở. Tuy nhiên, du lịch của nước ta chưa phát huy hết thế mạnh.

Mặc dù là quốc gia có nhiều lợi thế nhưng du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, sức cạnh tranh còn yếu; mức đóng góp vào GDP còn khiêm tốn; năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch còn yếu, tốc độ tăng trưởng chậm. Hoạt động du lịch còn mang tính mùa vụ, chất lượng dịch vụ chưa được bảo đảm, sản phẩm du lịch nghèo nàn, trùng lắp thiếu tính đặc thù; còn thiếu các dịch vụ hỗ trợ du lịch để thu hút, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi của khách du lịch; tỷ lệ khách quay trở lại điểm đến không cao.

Bên cạnh đó, hệ thống thể chế chính sách phát triển du lịch còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có các chính sách đột phá. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch. Sản phẩm du lịch chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu điểm đến và sản phẩm du lịch nổi trội, khác biệt, chất lượng cao. Môi trường du lịch cả về tự nhiên và xã hội còn nhiều bất cập. Truyền thông và xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức cạnh tranh còn hạn chế. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Trịnh Đình Mạnh (41 tuổi), Thái Bình: Xin được hỏi bà Đỗ Thị Hồng Xoan, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Hiệp hội Du lịch Việt Nam với Hiệp hội Du lịch các địa phương trong tình hình mới là cơ hội để phát triển du lịch của các địa phương trong cả nước, thưa bà?


Bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam đang giao lưu cùng bạn đọc

Phó chủ tịch Đỗ Thị Hồng Xoan: Đến nay, Việt Nam đã có 3 Hiệp hội chuyên ngành ở trung ương và 41 Hiệp hội du lịch địa phương với 3.200 hội viên gồm các doanh nghiệp trong nước. Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương về công tác tổ chức, xây dựng chương trình hoạt động, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch (đặc biệt đối với những tỉnh vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, du lịch kém phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên…).

Đinh Khắc Thế (36 tuổi), Thái Nguyên: Bà có thể cho biết vai trò của Hiệp hội trong việc nghiên cứu, đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) lần này?

Phó chủ tịch Đỗ Thị Hồng Xoan: Kể từ khi có chương trình sửa đổi Luật Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức khoảng 9 hội thảo lớn trong phạm vi toàn quốc bao gồm tất cả các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch và các công ty du lịch dịch vụ khác ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Các hội thảo đã thu hút trên 3.000 doanh nghiệp đến dự và đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Du lịch. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, việc sửa đổi Luật Du lịch phải khẳng định được du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành. Ngoài ra, Luật Du lịch phải tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất để các doanh nghiệp du lịch hoạt động có hiệu quả. Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết các ý kiến để gửi đến Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ của QH, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Bùi Văn Quý (47 tuổi), Hà Tĩnh: Xin được hỏi ông Kế, bản chất của ngành Du lịch là liên kết liên ngành. Vậy theo ông, làm thế nào để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy ngành Du lịch phát triển?

Giám đốc Lưu Đức Kế: Tính chất đặc biệt là ngành Du lịch là liên kết liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Du lịch muốn phát triển được rất cần sự tương hỗ của các ngành liên quan khác, ví dụ như ngành Ngoại giao, ngành Công thương, Giao thông vận tải, Văn hóa và một số bộ, ngành như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục, đào tạo... có sự liên quan và tương hỗ. Do vậy, khi du lịch phát triển cũng kích thích các ngành khác, đặc biệt là kinh tế- xã hội phát triển.

Về tính chất liên vùng của du lịch, vì bản chất của du lịch là di chuyển từ điểm này sang điểm khác, ở trong nước cũng như quốc tế, khi dòng người di chuyển thì cũng phát sinh nhu cầu về nghỉ dưỡng, về dịch vụ, về văn hóa, về tài chính đều di chuyển theo. Do đó, đây vừa là trách nhiệm, vừa quyền lợi của các địa phương thể hiện rất rõ trong tham gia phát triển du , lịch, kể cả các địa phương vùng sâu, vùng xa cũng phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, để phát triển du lịch rất cần sự vào cuộc của Chính phủ trong việc chỉ đạo ngành Du lịch cùng các ngành hữu quan, chính quyền địa phương các cấp có nhận thức chung du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và đất nước để từ đó có những chính sách cụ thể thúc đẩy du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng và mũi nhọn của đất nước.

Hoàng Thị Lan (53 tuổi), Hà Nội: Theo ông Kế, Luật Du lịch (sửa đổi) sẽ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực sự tiếp sức đưa ngành Du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của đất nước?


Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hà Nội tourist đang giao lưu cùng bạn đọc

Giám đốc Lưu Đức Kế: Luật Du lịch (sửa đổi) lần này tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nhưng vì luật thì chỉ nêu ra được những chương, điều và khoản cơ bản nhất để từ đó Chính phủ căn cứ tổ chức chỉ đạo thực hiện. Do vậy, muốn Luật Du lịch thực sự đi vào cuộc sống và thực sự tiếp sức đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn rất cần sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm của Chính phủ, của ngành Du lịch và các ngành liên quan.

Nguyễn Việt Hà (32 tuổi), Cầu Giấy, Hà Nội: Xin được hỏi ông Nguyễn Văn Tuyết, ông đã đi du lịch nhiều nước. Vậy ông nhìn nhận về du lịch dịch vụ của các nước như thế nào?

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Thực ra tôi chưa đi du lịch ở nước nào theo đúng nghĩa là đi du lịch.Trong thời gian qua tôi có đi một số nước, và chỉ là đi công tác theo yêu cầu nhiệm vụ được phân công. Thông qua một số hoạt động, nghiên cứu, quan sát thực tế, tôi nhận thấy các nước đều rất quan tâm đến phát triển dịch vụ du lịch và tạo mọi điều kiện để khách du lịch tiếp cận được với các dịch vụ du lịch. Để du lịch phát triển tốt và bền vững, các nước đã tập trung và hướng vào giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, Chính phủ các nước đều rất chú trọng đến phát triển du lịch, coi phát triển du lịch là định hướng chiến lược quan trọng để chấn hưng nền kinh tế quốc gia nên đã dành sự ưu tiên cho phát triển du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và dành một nguồn ngân sách lớn đầu tư cho du lịch.

Thứ hai, trên cơ sở coi du lịch là định hướng chiến lược, Chính phủ của các quốc gia đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan của nước mình có sự liên thông và phối hợp chặt chẽ với ngành Du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch; tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo một vị thế nhất định với nước ngoài.

Thứ ba, Chính phủ các nước đều chú trọng việc giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan tới nhập cảnh (giảm thiểu thời gian nhập cảnh, miễn thi thực) cho khách du lịch cũng như hỗ trợ và khai thác tối đa khả năng chi tiêu của du khách (bằng việc xây dựng và mở rộng danh mục hàng hóa miễn thuế, cửa hàng miễn thuế) và tăng cường chất lượng phục vụ du khách tại các sân bay (không chỉ sân bay quốc tế), bến tàu.

Thứ tư, ngành Du lịch của các nước đều đã xây dựng được chiến lược phát triển sản phẩm du lịch và các chiến dịch phát triển du lịch đặc thù và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước mình.

Thứ năm, ngành Du lịch của các nước đều xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho phát triển du lịch có trọng điểm, với những mốc thời gian - giai đoạn cụ thể; đồng thời, rất coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành Du lịch ra nước ngoài nói chung và ở một số thị trường trọng điểm…

Đồng Thanh Hải (35 tuổi), Hải Dương: Công tác quảng bá, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực trong ngành Du lịch có vai trò quan trọng như thế nào trong phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này, thưa ông?

Giám đốc Lưu Đức Kế: Vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, kinh tế dịch vụ, kinh tế ngoại giao, kinh tế xuất khẩu tại chỗ và có yếu tố nội hàm phi vật thể cao, đòi hỏi công tác xúc tiến, quảng bá, tư vấn phải được coi trọng đầu tư. Các nước có ngành Du lịch phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực có yếu tố tài nguyên du lịch tương đồng như nước ta gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore đều rất coi trọng công tác đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch và thực tế là họ đã gặt hái được nhiều kết quả do công tác đầu tư này mang lại. Tương tự như vậy, du lịch là ngành kinh tế dịch vụ của con người cho con người, do vậy, yếu tố nhân lực phải được đặc biệt quan tâm và đi trước một bước trong đào tạo nghề dịch vụ đặc thù để có thể đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của du khách.

Trần Viết Hùng (60 tuổi), Hà Nam: Xin được hỏi Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết, đâu là nguyên nhân làm cho ngành Du lịch của Việt Nam chưa phát huy hết thế mạnh?

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Tôi cho rằng, hạn chế, yếu kém của du lịch Việt Nam có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đó là do nhận thức của các cấp, các ngành và bản thân ngành Du lịch chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao; thiếu chính sách phù hợp để du lịch phát triển theo quy luật thị trường. Thể chế, chính sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của một ngành kinh tế. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp so với yêu cầu thúc đẩy phát triển du lịch. Đầu tư cho du lịch còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức.



- Về góc độ quản lý Nhà nước về du lịch: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa ổn định; việc tách ra, nhập vào trong thời gian qua cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý của ngành. Bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước còn mỏng và hạn chế về nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngành trước xu thế phát triển nhanh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực. Công tác thanh tra, kiểm tra tại không ít nơi còn chồng chéo và thiếu hậu kiểm. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. So với các nước trong khu vực, đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam hiện còn rất khiêm tốn với mức trung bình khoảng 2 triệu USD/năm, chỉ bằng khoảng 2,9% của Thái Lan, 2,5% của Singapore, 1,9% của Malaysia. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Ngoài ra, việc thiếu chuyên nghiệp trong nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn cùng với sự thiếu đồng bộ trong cơ sở hạ tầng cũng làm giảm sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch.

Về nguyên nhân khách quan: do những biến động phức tạp của tình hình thế giới: kinh tế thế giới phục hồi chậm; giá dầu tăng giảm thất thường; khủng bố, xung đột tôn giáo diễn ra tại nhiều nơi; tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông; tai nạn hàng không liên tục diễn ra, dịch bệnh lây lan; sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực để thu hút khách, sự suy giảm lượng khách từ các thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam…

Vũ Hồng Mai (35 tuổi), Bình Định: Xin được hỏi ông Lê Tuấn Anh, ông đánh giá gì về các thế mạnh của du lịch Việt Nam đối với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực?



Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Nước ta có tiềm năng to lớn về tự nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch, đặc biệt là tài nguyên biển đảo, cảnh quan, hang động, hệ sinh thái đa dạng, lịch sử hào hùng, văn hóa đặc sắc, 24 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận cùng hệ thống di tích dày đặc trên mọi miền đất nước, nền ẩm thực phong phú, hấp dẫn. Nhiều điểm du lịch đã nổi tiếng thế giới như vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, phố cổ Hội An, thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang... được bình chọn là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, an ninh an toàn bảo đảm, con người thân thiện, Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng... là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch.

Vũ Văn Tiến (25 tuổi), Hải Phòng: Tại Dự thảo Luật Du lịch sửa đổi có đưa ra quy định, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có đăng ký kinh doanh, trụ sở và tiền ký quỹ. Từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, ông thấy quy định như vậy có tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành phát triển?

Giám đốc Lưu Đức Kế: Điều khoản điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong dự thảo Luật sửa đổi lần này đã được đơn giản hóa đi rất nhiều so với Luật cũ 2005. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì du lịch đã được xác định là ngành kinh doanh có điều kiện, liên quan trực tiếp đến con người, do vậy chúng ta phải xác định được những điều kiện nào là cần thiết phải giữ lại để bảo đảm các doanh nghiệp thực sự có đủ năng lực về tài chính, về nghiệp vụ thì mới được cấp phép kinh doanh lữ hành.

Phan Hoài Nam (44 tuổi), Bà Rịa- Vũng Tàu: Tôi đã từng đi du lịch Malaysia và Singapore, tôi thấy Singapore không có nhiều tài nguyên du lịch bằng Việt Nam, tuy nhiên, du khách lại rất thích đến các nước này. Có thể nói sức hấp dẫn ở đó cao hơn Việt Nam, còn nước mình, mặc dù có hàng ngàn các di tích lịch sử, văn hóa, rất nhiều kỳ quan, danh lam thắng cảnh tự nhiên nhưng lại ít được du khách nước ngoài lựa chọn làm điểm đến. Vậy phải làm sao để Việt Nam ngày một thu hút được nhiều khách nước ngoài hơn?

Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Trước hết, phải xác định rõ sự khác nhau giữa tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch. Đúng là nước ta có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo nhưng sản phẩm du lịch của chúng ta chưa hấp dẫn. Để có được sản phẩm du lịch hấp dẫn, cần có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, có dịch vụ và con người phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao. Để du khách biết đến, sản phẩm du lịch cần được xúc tiến quảng bá một cách chuyên nghiệp, bài bản. Ngoài ra, khách du lịch cần được tạo điều kiện thuận lợi về thị thực nhập cảnh và đi lại, nhất là đường hàng không.

Những năm vừa qua, chúng ta chưa chú trọng đầu tư phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch với tư cách là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguồn lực đầu tư còn hạn chế, việc đầu tư còn manh mún, dàn trải, chưa hiệu quả. Chỉ trong thời gian gần đây, nhà đầu tư chiến lược trong nước như VinGroup, SunGroup, Mường Thanh, FLC, BIM, Tuần Châu... đã góp phần hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại tại nhiều địa phương. Nhiều thương hiệu quốc tế lớn về du lịch đã có mặt tại Việt Nam như Accor, Marriot, Hyatte, Intercontinental, HG, Four Seasons..., góp phần nâng cao năng lực quản trị và chất lượng của du lịch Việt Nam.

Nguyễn Văn Hùng (34 tuổi), Hà Nam, (nguyenhung.98.@gmail.com): Thưa ông Kế, dưới góc nhìn của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch, qua nghiên cứu dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) ông còn băn khoăn điều gì không?



Giám đốc Lưu Đức Kế: Qua nghiên cứu dự thảo Luật sửa đổi về cơ bản cộng đồng doanh nghiệp du lịch tin tưởng, phấn khởi, đồng tình với các chương, điều và khoản sửa đổi, bổ sung lần này. Tuy nhiên, cũng còn một số điều khoản còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp, cũng như giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các cơ quan bộ, ngành hữu quan. Ví dụ, về thẩm quyền của khách du lịch, về điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế, điều kiện cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch, quyền hạn của các doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư nước ngoài, quyền hạn xếp sao các cơ sở lưu trú, các vấn đề về xúc tiến du lịch, đào tạo du lịch...

Đỗ Ngọc Trâm (45 tuổi), Đà Nẵng: Có ý kiến cho rằng, hạn chế của nền du lịch cũng có nguyên nhân của Luật Du lịch 2005 không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi mà đất nước ta đã hội nhập vào kinh tế quốc tế. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Như tôi đã đề cập ở trên, sự phát triển của ngành Du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, cũng có một phần nguyên nhân từ việc triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch vào thực tiễn chưa thực sự hiệu quả. Chúng ta không thể phủ nhận ý nghĩa và tác động tích cực của Luật Du lịch 2005 đối với sự phát triển của ngành Du lịch. Tuy nhiên, trải qua mười năm, bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi, Luật Du lịch 2005 bộc lộ một số hạn chế, bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước cũng như các chủ thể tham gia kinh doanh du lịch. Điều đó đặt ra việc sửa đổi Luật Du lịch 2005 là tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, một mặt thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng đưa du lịch phát triển thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, mặt khác khắc phục những hạn chế, tồn tại đang nảy sinh trong thực tế. Có thể nói, nếu Luật du lịch 2005 có ý nghĩa chắp cánh cho du lịch phát triển thì Luật Du lịch sửa đổi lần này sẽ kỳ vọng tạo bước tiến mới cho ngành Du lịch.

Nguyễn Thanh Huyền (41 tuổi), Hải Dương: Xin được hỏi bà Xoan, Nhà nước cần có những chính sách đặc thù như thế nào nhằm khuyến khích, thúc đẩy ngành Du lịch phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thưa bà?



Phó chủ tịch Đỗ Thị Hồng Xoan: Để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020 và những năm tiếp theo, theo tôi, du lịch Việt Nam cần triển khai một số vấn đề trọng tâm sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của ngành Du lịch trong điều kiện hiện nay.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến du lịch, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch như: Điều chỉnh và bổ sung Luật Du lịch, các Nghị định thông tư hướng dẫn Luật; chính sách về thuế nhập khẩu phương tiện vận chuyển, trang thiết bị cơ sở lưu trú…; thuế sử dụng, thuê đất tại các khuôn viên cảnh quan, các khu du lịch, khu du lịch sinh thái; chính sách ưu tiên đầu tư; chính sách xã hội hóa trong du lịch..

- Tăng cường đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mang tính thương hiệu của du lịch Việt Nam.

- Cần tăng cường phối hợp với các ngành và liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch bởi chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn kém so với các nước các nước trong khu vực cả về năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

- Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với sự nghiệp phát triển du lịch theo hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên ngành du lịch cấp Trung ương và một số địa bàn trọng điểm; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, luật pháp nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hấp dẫn cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội du lịch các địa phương.

Mai Hồng Cường (44 tuổi), Hưng Yên: Xin được hỏi ông Lưu Đức Kế, là doanh nghiệp lữ hành, ông kỳ vọng như thế nào về Luật Du lịch (sửa đổi) lần này?

Giám đốc Lưu Đức Kế: Như trên tôi đã có ý kiến, cộng đồng doanh nghiệp về cơ bản là hào hứng và đồng tình với các điều, khoản sửa đổi, bổ sung của dự thảo luật lần này. Tuy nhiên, vẫn còn có một số điều, khoản mà nhiều doanh nghiệp chưa thống nhất, thậm chí còn sự băn khoăn. Do vậy, chúng tôi không quá kỳ vọng vào ảnh hưởng, tác động tích cực ngay lập tức của Luật nhưng chúng tôi hy vọng, tin tưởng và mong đợi vào sự quy tụ và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ với ngành Du lịch và các bộ, ngành hữu quan, cùng các cấp chính quyền địa phương có chung nhận thức, phối hợp chặt chẽ để cùng nhau đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Nguyễn Hoàng Huy (41 tuổi), Hưng Yên: Thưa ông Nguyễn Văn Tuyết, các nước láng giềng của Việt Nam làm du lịch rất hiệu quả. Họ có Luật Du lịch không? Chính sách của họ đối với du lịch như thế nào?

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Các nước láng giềng của Việt Nam đều có luật về du lịch như: Luật du lịch của Vương quốc Campuchia, Luật du lịch của Trung Quốc, Luật đại lý du lịch của Singapore, Luật khách sạn của Singapore, Luật Du lịch Thái Lan… Các chính sách của họ đối với du lịch khá tốt, đặc biệt một số chính sách có tác động trực tiếp đến việc thu hút khách du lịch và tăng trưởng của ngành du lịch.

- Về Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: Quỹ này tại mỗi nước có tên gọi, quy mô và cách thức hoạt động khác nhau, như: Quỹ Quảng bá hội nghị ở Thái Lan, Quỹ Phát triển du lịch của Trung Quốc hay Quỹ Quảng bá du lịch Hàn Quốc… Tại Việt Nam, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được quy định trong Luật Du lịch 2005, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực hiện được do vướng mắc về nguồn thu và cơ chế quản lý trong quá trình ban hành văn bản hướng dẫn thi hành.

- Về kinh phí xúc tiến quảng bá: Các nước trong khu vực đều dành nguồn kinh phí khá lớn để tham gia vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tiêu biểu như: Singapore: 100 triệu USD, Malaysia 130 triệu USD, Thái Lan 86 triệu USD, Indonesia 42 triệu USD… Con số này là rất cao so với khoản kinh phí đầu tư eo hẹp của Việt Nam 2,5 triệu USD.

- Về thành lập văn phòng xúc tiến du lịch tại nước ngoài: Thái Lan lập được 28 văn phòng, Malaysia 35 văn phòng, Singapore 23 văn phòng, Hàn Quốc 31 văn phòng. Tại Việt Nam, nhiệm vụ xúc tiến du lịch được giao cho đại sứ quán các nước kiêm nhiệm, chưa thực sự hiệu quả, chuyên nghiệp.

- Về chính sách đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh: Hiện nay, các nước là điểm đến cạnh tranh với du lịch Việt Nam có chính sách thị thực nhập cảnh rất thông thoáng. Thái Lan miễn thị thực cho công dân 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, Malaysia miễn thị thực cho công dân 155 nước và vùng lãnh thổ, Singapore miễn thị thực cho công dân 158 nước và vùng lãnh thổ, Indonesia miễn thị thực cho công dân 169 nước và vùng lãnh thổ. Ngoài ra các nước đều có chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu và thị thực điện tử (E-visa) rất thuận lợi. Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ miễn thị thực cho 22 nước, chưa áp dụng thị thực điện tử. Tôi cho rằng, để du lịch phát triển cần có sự song hành của cơ chế, chính sách, nhìn nhận du lịch là một ngành kinh tế thì phải có sự đầu tư tương xứng và sự vào cuộc phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành cùng tham gia tích cực của người dân .

Trần Kiều Trinh (25 tuổi), Lâm Đồng: Xin hỏi ông Tuấn Anh, ông có thể cho biết khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch nước ta đối với các sản phẩm du lịch khác trong khu vực? Đâu là điểm yếu cần khắc phục?

Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Năm 2015, Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 40 về tài nguyên thiên nhiên, thứ 33 về tài nguyên văn hoá nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch chỉ đứng thứ 75 trên 141 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với một số nước trong khu vực, Việt Nam đứng sau Singapore (hạng (11), Malaysia (hạng 25), Thái Lan (hạng 35), Indonesia (hạng 50) và Philippines (hạng 74) và xếp trên các nước Lào (hạng 96), Campuchia (hạng 105) và Myanmar (hạng 134). Tiềm năng và dư địa phát triển còn nhiều, nhưng khai thác còn hạn chế. Một số chỉ số về năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu kém, đứng thứ 132 về sự bền vững của môi trường, thứ 119 về mức độ ưu tiên dành cho du lịch, 112 về chính sách du lịch và điều kiện hỗ trợ thực thi chính sách, 94 về cơ sở hạ tầng, 89 về mức độ mở cửa với quốc tế, 119 về yêu cầu thị thực nhập cảnh, 83 về y tế và vệ sinh. Với những tiềm năng, lợi thế của du lịch Việt Nam, nếu có chính sách mạnh mẽ, đúng hướng, tôi tin rằng du lịch Việt Nam có thể trong nhóm 3 nước đứng đầu Đông Nam Á.

Đặng Thị Ngọc (46 tuổi), Hà Nội: Công tác phát triển sản phẩm, thị trường du lịch là yếu tố quan trọng. Bà cho biết sự phối hợp và đề xuất các giải pháp như thế nào trong việc đẩy mạnh phát triển ngành Du lịch theo Nghị quyết 92 của Chính phủ?

Phó chủ tịch Đỗ Thị Hồng Xoan: Trong Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu rất rõ, phải phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam có giá trị gia tăng cao, bảo đảm tính bền vững và tính cạnh tranh cao. Theo đó, phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng về tự nhiên và văn hóa; hài hòa trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch. Phát triển sản phẩm theo lộ trình, có tính ưu tiên; đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Phát triển các sản phẩm du lịch bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế và khu vực vì sản phẩm du lịch là yếu tố cốt lõi xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch vùng và địa phương. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang tính đẳng cấp, thu hút thị trường ngách với khả năng chi tiêu cao.

Về giải pháp phát triển sản phẩm du lịch, đầu tiên cần chú ý đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, hình thành nên các hạt nhân phát triển sản phẩm du lịch; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tiện nghi phục vụ khách du lịch; Đầu tư phát triển sản phẩm quà lưu niệm du lịch, mặt hàng truyền thống địa phương; Đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; Đầu tư phát triển đồng bộ các yếu tố dịch vụ khác; Phát triển các sản phẩm hợp tác quốc tế và các chuỗi sản phẩm mạnh tạo động lực thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch; Liên kết phát triển sản phẩm du lịch mang tính hệ thống và chất lượng.

Thứ hai, đối với các giải pháp về cơ chế, chính sách: cần tập trung xây dựng và ban hành cơ chế liên kết giữa ngành Du lịch và các ngành liên quan trong phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam; xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác hiệu quả giữa Trung ương và địa phương, giữa các vùng, giữa các địa phương và các nhóm địa phương trong các vùng trong xây dựng, khai thác, quản lý và phát triển sản phẩm; Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trong xây dựng và bán sản phẩm. Giải pháp về đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm du lịch gồm: xây dựng các công cụ quản lý chất lượng sản phẩm/dịch vụ du lịch; Thực hiện quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch.

Phan Thanh Lam (35 tuổi), Bắc Ninh: Hướng dẫn viên là linh hồn của kinh tế du lịch, là yếu tố rất quan trọng có quan hệ mật thiết với kinh doanh lữ hành. Dự thảo quy định không phân biệt hướng dẫn viên nội địa và quốc tế. Theo ông, quy định như vậy có gây khó cho doanh nghiệp lữ hành Việt?

Giám đốc Lưu Đức Kế: Tôi đồng tình với ý kiến coi trọng hướng dẫn viên là linh hồn của doanh nghiệp lữ hành và nghề hướng dẫn viên du lịch làm một nghề cụ thể do vậy cũng phải được đánh giá theo khung bậc, trình độ của nghề, đối tượng phục vụ của hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên quốc tế có điểm tương đồng nhưng về yêu cầu nghiệp vụ và ngoại ngữ là khác nhau. Do vậy phải có tiêu chí đào tạo, sát hạch, thẩm định cấp thẻ hành nghề và quản lý hướng dẫn viên.

Nguyễn Lê Nghĩa (28 tuổi), Phú Thọ: Tiềm năng của du lịch Việt Nam đã được khằng định, nhưng sao khách đến ít và tỷ lệ quay trở lại không cao, khả năng lưu trú, chi tiêu cũng thấp? Vậy theo ông là do đâu?

Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Tỷ lệ quay trở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 yếu tố cơ bản là mức độ hài lòng và loại hình du lịch. Mức độ hài lòng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng dịch vụ. Hiện nay chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam nhìn chung còn chưa cao do số lượng và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, các tiêu chuẩn chất lượng chưa đồng bộ. Ngoài ra vấn đề môi trường du lịch liên quan đến nạn chèo kéo, ép khách… cũng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách du lịch.

Về loại hình du lịch, khách du lịch với mục đích chính là tham quan sẽ lâu quay lại điểm đến hơn so với khách du lịch với các mục đích như nghỉ dưỡng, mua sắm, công vụ trong khi các loại hình này mới phát triển ở Việt Nam những năm gần đây. Khả năng chi tiêu phụ thuộc vào chất lượng và sự đa dạng của các dịch vụ và loại hình du lịch. Chất lượng dịch vụ càng cao, càng đa dạng, khách du lịch càng chi tiêu nhiều hơn. Du lịch mua sắm, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chi tiêu nhiều hơn so với các loại hình dịch vụ khác.

Nguyễn Thảo Linh (39 tuổi), Nghệ An: Dự án Luật Du lịch (sửa đổi) được trình ra QH tại Kỳ họp thứ 2 này. Một trong những vấn đề được các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành rất quan tâm đó là điều kiện kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật quy định các điều kiện kinh doanh lữ hành còn đơn giản, chưa đáp ứng được tính đặc thù, phức tạp của dịch vụ lữ hành. Quy định như vậy sẽ dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tràn lan, không kiểm soát được chất lượng. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Đây cũng là nhận định trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ. Luật Du lịch hiện hành quy định điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế là khác nhau.

Đối với kinh doanh lữ hành nội địa, Luật Du lịch 2005 chỉ quy định 03 điều kiện:

- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa;

- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa, có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế, Luật quy định 05 điều kiện:

- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

- Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh;

- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành;

- Có ít nhất 03 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế;

- Có tiền ký quỹ.

Quy định như Luật hiện hành là tương đối chặt chẽ, tuy nhiên có hạn chế là tạo ra sự phân biệt giữa nội địa và quốc tế. Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) đã khắc phục được sự phân biệt giữa kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, chỉ với 03 điều kiện như trong dự thảo:

- Thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;

- Ký quỹ tại tổ chức tín dụng;

- Có địa điểm kinh doanh.

Theo tôi, quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được tính đặc thù, phức tạp của dịch vụ lữ hành. Với những điều kiện được quy định như dự thảo thì bất kỳ một doanh nghiệp nào có tiền ký quỹ cũng có thể đăng ký kinh doanh lữ hành (bỏ qua những điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ: như người điều hành, hướng dẫn viên cơ hữu), điều này sẽ dẫn tới việc thành lập doanh nghiệp lữ hành một cách tràn lan, không kiểm soát được chất lượng. Vì vậy, trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm các điều kiện đặc thù của dịch vụ lữ hành, như điều kiện liên quan đến nhân lực (trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh lữ hành; số lượng hướng dẫn viên cơ hữu).

Huỳnh Văn Ngọc (45 tuổi), TP Hồ Chí Minh: Tôi thấy rất nhiều địa phương làm du lịch theo kiểu chạy theo phong trào, cũng có không ít nơi thì chụp, giật... trong khi thế mạnh du lịch của mỗi nơi đều khác nhau và đều phong phú cả. Vốn quý thiên nhiên không hề thiếu, bản thân con người Việt Nam cũng thân thiện, cái chính là làm sao quy hoạch cho ra, phát triển cho tới cái thế mạnh tiềm tàng của địa phương. Là nhà quản lý của ngành Du lịch, ông nghĩ gì, làm gì để nâng tầm du lịch Việt Nam?

Phó Vụ trưởng Lê Tuấn Anh: Theo tôi đây là vấn đề tầm nhìn tổng thể và dài hạn, cụ thể là vấn đề hoạch định và thực hiện chiến lược và quy hoạch trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mỗi địa phương cần xác định rõ tiềm năng, thế mạnh của mình trong tổng thể chiến lược, quy hoạch của cả nước để nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch địa phương. Để nâng tầm ngành Du lịch, trước hết cần khẳng định rõ các quan điểm:

(1) Phát triển du lịch là định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác;

(2) Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội;

(3) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế;

(4) Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, bao gồm:

(1) Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, nhất là tư duy kinh tế thị trường;

(2) Tái cơ cấu ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững trên nền tảng của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế;

(3) Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch;

(4) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch;

(5) Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; (6) Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch;

(7) Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch;

(8) Phát triển nguồn nhân lực du lịch.



Nguyễn Thu Thảo (35 tuổi), Hà Nội: Công ty Lữ hành Hanoi tourist đã có sự chuẩn bị thế nào để du lịch Hà Nội hướng tới mục tiêu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực?

Giám đốc Lưu Đức Kế: Công ty Lữ hành Hanoi tourist trực thuộc Tổng công ty Du lịch Hà Nội là đơn vị du lịch đầu đàn của Thủ đô có vinh dự và trách nhiệm cùng với ngành Du lịch thủ đô phát huy vai trò và thế mạnh tài nguyên du lịch Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng hướng đến là ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô. Công ty Lữ hành Hanoi tourist luôn tích cực tham gia cùng thành phố trong việc xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc và hạ tầng du lịch hiện đại của thủ đô, tham gia các chương trình quảng bá xúc tiến của thủ đô đến các tỉnh, thành phố bạn trong nước và quốc tế.

Phạm Đông Dương (46 tuổi), Bắc Giang: Thưa ông Tuyết, là người đã trực tiếp thẩm tra dự án Luật, theo ông, nội dung mà dự án Luật Du lịch ( sửa đổi) lần này có thực sự là một hành lang pháp lý đủ sức mạnh để thúc đẩy ngành Du lịch tiến thêm một bước mới và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không, thưa ông?

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Đảng và Nhà nước ta có chính sách phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Chủ trương này đòi hỏi ngành Du lịch trong thời gian tới phải có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng. Để bảo đảm thực hiện điều đó, cần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, cơ chế đặc thù, tạo động lực, môi trường thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển. Dự thảo Luật du lịch (sửa đổi) lần đầu được trình ra xin ý kiến các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 2, QH Khóa XIV, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã có Báo cáo thẩm tra gửi đến các ĐBQH. Trong thời gian tới, sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các ĐBQH, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ sẽ nỗ lực phối hợp với Ban soạn thảo, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, tham khảo ý kiến chuyên gia và các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động du lịch để chỉnh sửa dự thảo luật cho hoàn chỉnh. Tôi hy vọng, khi Dự thảo luật trình QH thông qua sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Báo ĐBND:

Bạn đọc thân mến!

Đảng và Nhà nước ta có chính sách phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Chủ trương này đòi hỏi ngành Du lịch phải thay đổi mạnh mẽ, tập trung khai thác hết tiềm năng, thế mạnh phát triển về quy mô, nâng cao về chất lượng, thực sự là điểm đến hấp dẫn, hứa hẹn, lôi cuốn, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với hình ảnh một Việt Nam sinh động, rạng ngời và đặc sắc. Để bảo đảm thực hiện điều đó, bên cạnh việc quan tâm đầu tư, có chiến lược dài hạn, ngắn hạn cần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, tạo động lực, môi trường thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển.

Tại chương trình giao lưu, còn nhiều câu hỏi đặt ra cho các vị khách mời của chúng ta và mong muốn chia sẻ thông tin, tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định mới trong dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) cũng như định hướng phát triển ngành Du lịch trong thời gian tới. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, chúng tôi xin được kết thúc ở đây.

Trân trọng cảm ơn và hẹn bạn đọc ở lần giao lưu tiếp sau.

Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Tuyết: Thay mặt các khách mời, chân thành cảm ơn bạn đọc của Báo điện tử Đại biểu Nhân dân.

Nguồn: Báo Đại Biểu Nhân Dân
Các bài đã đăng:
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Tạo cơ hội gắn kết phát triển du lịch, thương mại quốc tế ở Đà Lạt(12/03/2024)
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Xúc tiến thương mại và du lịch quốc tế tại Bình Thuận(10/03/2024)
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Vũng Tàu - Điểm đến hợp tác kinh doanh du lịch, thương mại quốc tế(06/03/2024)
Hội thảo Các sản phẩm Nga trong các khách sạn Việt Nam lần thứ 2(04/03/2024)
Liên chi hội Khách sạn Việt Nam công bố danh sách chức danh BCH nhiệm kỳ IV 2023 - 2028(13/01/2024)
Bà Cao Thị Ngọc Lan: "Cần tập trung thành lập Chi hội cơ sở lưu trú tại các trung tâm du lịch lớn của cả nước"(13/01/2024)
Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý khách sạn - "Chìa khoá vàng" mở cánh cửa phát triển hiệu quả và bền vững(13/01/2024)
Thúc đẩy thành lập chi hội khách sạn, phấn đấu trong nhiệm kỳ IV có thêm 10 chi hội ở các địa phương(12/01/2024)
Ông Nguyễn Anh Tuấn: “Nguồn nhân lực ngành du lịch sau COVID-19 chuyển dịch sang ngành khác rất lớn”(12/01/2024)
Liên chi hội Khách sạn Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kinh doanh khách sạn hiệu quả, bền vững”(12/01/2024)
Tìm kiếm khách sạn
Trung tâm du lịch lớn
LỊCH SỰ KIỆN
Nov
29
2018
Ngày 29 tháng 11 năm 2018, tại Khách sạn Công đoàn ...
Jul
22
2018
Từ 22/7/2018 - 12/8/2018, Lễ hội Ẩm thực và Không gian ...
Mar
23
2018
Từ ngày 23 – 25/3/2018, Chương trình “Giới thiệu ẩm ...
Jul
26
2017
Sáng 21-7, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ban hành ...
Tin nổi bật
Lễ vinh danh các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu của du lịch Việt Nam năm 2024
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024
Thủ tướng yêu cầu áp dụng ngay giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất trong năm 2024
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Tạo cơ hội gắn kết phát triển du lịch, thương mại quốc tế ở Đà Lạt
Hội thảo “Sản phẩm Nga trong khách sạn Việt Nam lần 2": Xúc tiến thương mại và du lịch quốc tế tại Bình Thuận
VHA Admarket
Nằm ở trung tâm thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cấp cao của thủ đô Hà Nội, gần các trung tâm văn hoá, thương mại, tài chính... Khách sạn Daewoo với các phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, phòng họp, phòng hội thảo... với dịch vụ chất lượng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao...sẽ mang tới cho qúy khách sự hài lòng nhất để công tác và thư giãn.

Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25 km. Cách bãi biển Cửa Đại 4 km và Cách phố cổ Hội An 100 m từ khách sạn Hội An dễ dàng tham quan những điểm du lịch hấp dẫn khác như: Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế, Thành phố Đà Nẵng với các điểm hấp dẫn như Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

Khu nghỉ mát có tới 23 hồ bơi cùng nhiều môn thể thao biển trên Bãi Dài – Cam Ranh. Cách Nha Trang một quãng đường ngắn và chỉ mất 20 phút đi xe từ Sân bay Quốc Tế Cam Ranh, khu nghỉ mát biệt lập của chúng tôi được bao quanh bởi các dãy núi với hệ thực vật phong phú và đồi cát rộng lớn.

Khách sạn IMPERIAL cung cấp đa dạng các tiện nghi và dịch vụ bao gồm The Dining Room (phòng ăn) có không gian ấm cúng và thoải mái như tại nhà, chuyên phục vụ các món ăn tươi ngon, sử dụng các nguyên vật liệu tươi ngon từ khắp nơi trên thế giới.